Thuật ngữ Chủ_nghĩa_dân_tộc

Trước năm 1800, ở châu Âu, từ nation (dân tộc) được dùng để chỉ những cư dân (inhabitant) của một quốc gia (country) hoặc chỉ những bản sắc tập thể (collective identity) có thể có chung lịch sử, luật pháp, các quyền chính trị, tôn giáo và truyền thống, với nghĩa tương đối giống với quan niệm hiện nay.[14]

Chủ nghĩa dân tộc (tiếng Anh: Nationalism, còn được dịch thành: tư tưởng dân tộc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quốc dân) là một thuật ngữ mới hơn; trong tiếng Anh thuật ngữ này có từ năm 1844, mặc dù khái niệm thì đã có từ trước.[15] Thuật ngữ này trở nên quan trọng vào thế kỷ XIX,[16], và dần dần mang nghĩa tiêu cực từ sau năm 1914. Glenda Sluga viết rằng "Thế kỷ XX, thời đại mà người ta bị vỡ mộng với chủ nghĩa dân tộc, cũng là thời đại tuyệt vời của chủ nghĩa quốc tế."[17] Người theo chủ nghĩa dân tộc được gọi là người dân tộc chủ nghĩa (hoặc người quốc gia).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_dân_tộc http://books.google.com/books?id=1GuaIAAACAAJ http://books.google.com/books?id=VV18cdwqVf4C http://books.google.com/books?id=bmgineq0r3MC&prin... http://books.google.com/books?id=jl7t2yMfxwIC http://books.google.com/books?id=kIW5GAAACAAJ http://www.merriam-webster.com/dictionary/national... http://www.academia.edu/1642214/Globalism_National... http://www.academia.edu/1642325/Global_Matrix_Nati... //dx.doi.org/10.1146%2Fannurev.soc.19.1.211 http://www.jewishvirtuallibrary.org/jsource/Holoca...